1. Làng mộc Kim Bồng

    Làng mộc Kim Bồng nằm trên vùng đất Cẩm Kim ngày nay, du khách chỉ mất 10 phút đi thuyền từ phố cổ Hội An qua làng. Vừa đặt chân lên vùng đất này, bạn đã nghe tiếng đục đẽo, khoan cắt vang lên từ hai bờ Đông-Tây. Những âm thanh đó đã trở nên một phần không thế thiếu trong đời sống của người dân bao đời gắn liền với cây gỗ nơi đây.

    Quảng Nam: Chàng trai Hội An hơn 30 năm “thổi hồn” cho những thớ gỗ vô tri

    2. Làng gốm Thanh Hà

    Nằm bên dòng sông Thu Bồn thanh bình, làng gốm Thanh Hà cách khu phố cổ khoảng 2km về hướng tây, với hơn 500 năm hình thành và phát triển đã làm nên tên tuổi một vùng đất.
    Bao sóng gió thời gian đã trải qua nơi đây, cũng có những thời kỳ tưởng chừng như nghề gốm nơi đây rơi vào quên lãng, nhưng với cái tâm và lòng yêu nghề, những nghệ nhân làng nghề vẫn quyết tâm một lần nữa làm sống lại nét đẹp cũng như cái hồn cốt của một làng nghề truyền thống. Gốm Thanh Hà đang sống lại và không ngừng chuyển mình mạnh mẽ. Hiện làng nghề đã trở thành điểm đến thu hút du khách trong nước và quốc tế, đặc biệt từ sau khi đô thị cổ Hội An được công nhận là “di sản văn hóa thế giới”.

    Nét hoa Nghề Hội An”- tôn vinh giá trị văn hóa nghề truyền thống

    3. Làng rau Trà Quế

    Hình thành từ hơn 400 năm trước, làng rau Trà Quế (xã Cẩm Hà, TP.Hội An) nổi tiếng với nhiều sản phẩm rau có vị thuốc dân gian, mùi vị đậm đà được trồng bằng phương pháp thâm canh, bón phân hữu cơ truyền thống. Nhiều loại rau như hành, húng, tía tô, ngò… trở thành thương hiệu với các mùi thơm đặc trưng, khác biệt.

    Từ nhiều năm nay, làng rau Trà Quế trở thành điểm tham quan không thể bỏ qua của du khách khi du lịch Hội An. Đến đây, du khách không chỉ tận hưởng khung cảnh làng quê mộc mạc, yên bình mà còn được trải nghiệm làm nông dân cuốc đất, bón rong, tưới nước gàu sòng; thưởng thức những món ăn dân dã đậm nét truyền thống địa phương như nước hạt é, bánh xèo, tam hữu… được chế biến từ nguyên liệu làng rau Trà Quế.

    Ngày 4.4.2022, Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Nguyễn Văn Hùng ký quyết định công nhận nghề trồng rau Trà Quế là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

    Làng rau Trà Quế được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

    4. Làng làm đèn lồng

    Nhắc đến Hội An, mọi người sẽ nghĩ ngay đến phố cổ với những chiếc đèn lồng lung linh sắc màu. Chính đèn lồng đã góp phần tạo nên thương hiệu, mang đến vẻ đẹp riêng cho nơi đây. Nghề làm đèn lồng Hội An đã hơn 400 năm tuổi và được vinh danh là 1 trong 9 làng nghề truyền thống tiêu biểu của Việt Nam

    Lung linh đèn lồng Hội An | Báo Lạng Sơn

    5. Làng chài lưới

    Làng chài Thanh Nam Nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn gần Cửa biển Cửa Đại là làng chài đẹp được các nhiếp ảnh gia săn ảnh ,được nhiều du khách yêu thích và tham quan khi tới Hội An. Làng chài Thanh Nam đặc biệt tích hợp với việc thực hiện tour đi xe đạp hoặc xe máy tham quan ngôi làng.
    Đi thuyền từ phố cổ Hội An vài phút sẽ đến được làng chài Thanh Nam, một nơi nổi tiếng với du khách đến Hội An, đặc biệt là tour đi xe đạp dạo quanh làng từ buổi sáng sớm, khi những con thuyền đầy ắp cá trở về để bán cho người dân, buổi sáng với những chiếc nón lá nhấp nhô của cư dân làng chài khi họp chợ, rồi cả những bộ đồ ngủ và cá.

    Hội An: “Nét hoa Nghề Hội An” tôn vinh giá trị văn hóa nghề truyền thống -0

    Ngoài ra còn có làng đúc đồng Phước Kiều, Làng lụa, làng chiếu, làng làm bánh tráng, cao lầu….

    Làng lụa Hội An – Không chỉ dừng lại ở một làng nghề | Tạp chí Quê Hương  Online | Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài    Làng đúc đồng Phước Kiều